CHIA SẺ BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động thương mại tại Việt Nam đạt những kết quả khả quan. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, trong quý I/2023 và quý II/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3 triệu tỷ đồng, tăng 10.9% so với cùng kỳ năm trước. Theo công ty nghiên cứu Thị trường Coresight Research, hình thức mua sắm qua livestream đã phát triển thần tốc thành thị trường có giá trị 512 tỷ đô la Mỹ

Trong đó, Thương Mại Điện Tử (TMĐT) liên tục phát triển và trở thành kênh phân phối quan trọng. Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới (Theo eMarketer)

Thương mại điện tử Việt Nam hiện đã liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16-30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023 này.

Điều này chứng tỏ ngành này ngày càng khẳng định vai trò và là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Cùng với đó, thị trường thương mại điện tử trong nước đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường bao gồm: dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát …

Bên cạnh những kết quả tích cực, thương mại điện tử cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics thương mại điện tử còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến…

Dù vậy, để phát triển bền vững, thương mại điện tử Việt Nam cần duy trì một tốc độ tăng trưởng tích cực, ổn định; đảm bảo sự cân bằng và hài hòa và phát triển xanh. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường; niềm tin; nguồn nhân lực.

“TMĐT là lĩnh vực mới, đang phát triển nhanh nhưng quy mô nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Hiện nay, ước tính chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp được đào tạo chính quy. Như vậy, có tới 70% nhân sự TMĐT ở những đơn vị này được tuyển dụng từ những chuyên ngành đào tạo khác như thương mại, kinh doanh, công nghệ thông tin…”.

Ngay tại Hội nghị, cơ quan quản lý và các sàn Thương mại điện tử, các trung gian thanh toán, ngân hàng đã cùng ký kết hợp tác, tham gia hệ sinh thái số, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chủ thể tham gia giao dịch Thương mại điện tử.

Theo Bộ Công Thương, từ sự tham gia đồng lòng của các sàn này, doanh nghiệp sản xuất sẽ có sự cộng hưởng để tạo ra hệ sinh thái bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời cùng nhau triển khai nhiều giải pháp cam kết về chất lượng hàng hóa để mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng.

Đây sẽ là điểm khởi đầu cho giai đoạn mới của Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững, mang lại nhiều giá trị hơn cho tất cả các chủ thể tham gia.

Nguồn: CafeF

Tải về báo cáo Thương mại điện tử 2023 Tại đây

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *